Lá dứa làm bánh là lá gì? Lá dứa có phải lá của quả dứa không?

Cây lá dứa là một loại cây dân dã cực kỳ quen thuộc trong căn bếp của nhiều gia đình Việt. Ngoài khả năng tạo màu và mùi hương, cây lá dứa còn được sử dụng để chữa bệnh và làm đẹp rất hiệu quả.

Tuy nhiên nhiều chị em còn phân vân không hiểu rõ lá dứa làm bánh là lá gì? Lá dứa có phải lá nếp không? Hay nhiều chị em còn thắc mắc lá dứa có phải lá của quả dứa không? Cùng Mỹ Phương Food tìm hiểu câu trả lời thông qua bài viết sau đây ngay nhé!

Lá dứa làm bánh là lá gì? Lá dứa làm bánh có phải lá nếp không?

Lá dứa làm bánh là lá gì? Lá dứa là lá của cây dứa thơm, loại lá này còn có nhiều tên gọi khác như cây lá nếp, cây cơm nếp, cây nếp thơm. Cây lá dứa có tên khoa học đầy đủ là Pandanus Amaryllifolius, thuộc họ Pandanaceae.

Cây lá dứa là họ của cây dứa dại, là loại thực vật thân thảo phổ biến ở vùng nhiệt đới, có thân hình thon dài như lưỡi gươm. Với đặc trưng mùi hương thơm như mùi gạo nếp, lá dứa được dùng làm gia vị nấu ăn phổ biến ở các nước Đông Nam Á.

Vậy cây lá dứa có phải lá nếp không? Câu trả lời là Có. Lá dứa và lá nếp đều là cùng 1 loại lá. So với những tên gọi khác, hai tên gọi này chính là hai tên gọi phổ biến nhất của loài cây này.

la dua lam banh la la gi
Lá dứa làm bánh là lá gì? Lá dứa làm bánh chính là lá nếp

Cách nhận biết lá dứa? Lá dứa có phải lá của quả dứa không?

Lá dứa có phải lá của quả dứa không?

Sau khi biết lá dứa làm bánh là lá gì, nhiều người còn thắc mắc lá dứa có phải lá của quả dứa không. Khi nghe tên lá dứa, nhiều người liên tưởng ngay lá dứa là lá của quả dứa. Tên gọi dễ gây nhầm lẫn nhưng sự thật thì hai loại lá này đến từ hai loại cây.

Vốn dĩ xuất thân từ họ hàng cây dứa dại. Cây lá dứa hay gọi là cây dứa thơm, mặc dù hình dáng bên ngoài thoạt nhìn qua giống cây dứa/cây khóm thông thường nhưng hai loại cây này hoàn toàn khác nhau.

Cây lá dứa khác với cây dứa ăn quả ở chỗ hình dạng của lá. Lá dứa có hai mép lá không có gai, để gần ngửi có mùi gạo nếp thơm đặc trưng. Còn cây lá dứa khóm có lá rất dày, cứng và hai bên mép đều có gai. Đặc biệt là cây lá dứa không cho quả, cây lá dứa khóm có cho ra quả chính là quả dứa chúng ta hay ăn thường ngày.

la dua lam banh la la gi
Phân biệt lá dứa và lá của cây dứa là khác nhau

Đặc điểm của cây lá dứa – Cách nhận biết cây lá dứa

  • Cây lá dứa thuộc loài thực vật thân thảo, mọc nhiều ở những khu vực nhiệt đới.
  • Có thân ngắn, mọc thẳng đứng, thường mọc thành chùm, bụi theo các đường gân dọc. Lá xếp hình máng xối và tụm lại ở gốc cây như hình nan quạt.
  • Phiến lá thẳng, dẹt có hình lưỡi kiếm dài khoảng 30 đến 40 cm hoặc dài đến 60 cm, rộng khoảng 3 đến 4 cm. Lá dứa có màu xanh và hương thơm đặc trưng như mùi cơm nếp. Mặt dưới của lá dứa có thể có phủ một lớp lông mịn trắng.
  • Cây lá dứa là loài cây không có gai cả trên hai mặt của phiến lá. Loài cây này cũng ra hoa hay ra quả.

Cây lá dứa thường có ở đâu?

Bởi vì thích hợp phát triển ở vùng nhiệt đới và có khả năng chịu hạn tốt nên cây lá dứa thường mọc nhiều ở những nơi ẩm ướt, mát mẻ có bóng râm. Bạn thường bắt gặp cây lá dứa mọc nhiều nhất ở các bờ ruộng, ven suối, vườn tược, bìa rừng.

Ở Việt Nam, hầu hết mọi tỉnh thành đều dễ dàng tìm thấy loại cây này. Hiện nay cây không còn mọc dại nữa mà được nhiều hộ gia đình hay khu dược liệu trồng để khai thác như loại cây mang đến thu nhập chính hay dược liệu để trị bệnh.

la dua lam banh la la gi
Đặc điểm nhận diện của cây lá dứa

Xem thêm: [Góc giải đáp] Dừa bánh tẻ là dừa gì? – Mỹ Phương Food

Bộ phận nào của cây lá nếp có thể sử dụng được?

Cây lá nếp dùng được bộ phận nào?

Bởi vì cây lá dứa không cho hoa và quả nên lá chính là bộ phận duy nhất trên cây phát triển mạnh. Do đó, lá cũng chính là bộ phận sử dụng được của cây lá nếp.

Cây lá dứa mọc quanh năm nên lúc nào cũng có thể thu hoạch lá dứa. Khi hái, bạn cần chọn lá dứa bánh tẻ là lá mọc ở nơi sạch sẽ, không có sâu bệnh.

Sau khi thu hoạch, bạn đem về rửa sạch hết bụi bẩn rồi ngâm nước muối loãng trong 5 đến 10 phút. Sau đó rửa lại bằng nước sạch là sử dụng được. Lá dứa có thể dùng ở dạng tươi, sấy khô hay đông lạnh đều được, đều không ảnh hưởng chất lượng hay mùi thơm của lá dứa.

Bạn có thể làm lá dứa phơi khô tại nhà như sau:

  • Thu hoạch lá dứa, ngâm nước muối loãng rồi rửa lại bằng nước sạch.
  • Cắt nhỏ lá dứa thành từng khúc, trải đều lên tấm lót sạch. Phơi trong bóng râm đến khi khô hoàn toàn.
  • Kiểm tra thấy lá dứa đã được phơi khô thì cho vào lọ hoặc túi nilon kín, đặt nơi thoáng mát để bảo quản.
la dua lam banh la la gi
Lá là bộ phận được sử dụng nhiều nhất của cây lá dứa

Có thể mua lá dứa ở đâu?

Lá dứa là loại nguyên liệu phổ biến, giá thành rẻ, hầu hết các khu chợ đều bày bán. Bạn cũng có thể mua lá dứa trên mạng online.

Công dụng tuyệt vời của lá dứa

Tác dụng của lá dứa trong nấu ăn

Trong ẩm thực, lá dứa trở thành nguyên liệu quen thuộc trong các công thức nấu ăn của người Việt. Lá dứa dùng để lấy mùi thơm cho các món chè, món xôi, mứt, món bánh mặn ngọt,…để tạo nên hương vị thoang thoảng mùi nếp hương giúp món ăn ngon lạ miệng đến không ngờ.

Nhất là người đầu bếp muốn tô điểm cho món ăn của mình thêm màu sắc tự nhiên an toàn không dùng chất hóa học. Lá dứa chính là vũ khí bí mật cho món ăn thêm phần hấp dẫn. Với màu xanh thuần, bạn dễ dàng tạo mà cho các món ăn, nhất là những món bánh ngọt có màu xanh đẹp mắt.

Tạo mùi thơm cho món ăn

Lá dứa rửa sạch, buộc thành chùm nhỏ  hoặc thả một ít lá dứa rồi bỏ vào trong nồi. Nấu chung với các nguyên liệu khác như nấu chè, nấu sẵn, bánh, trà,…Bạn có thể cho vào nồi nước khi đồ xôi, món xôi lá dứa thơm ngon hấp dẫn vừa chín tới cũng là lúc khiến ai cũng đứng ngồi không yên rồi đấy!

la dua lam banh la la gi
Lá dừa làm bánh là lá nếp có tác dụng tạo mùi và tạo màu rất riêng biệt

Tạo màu cho món ăn

Bạn chỉ việc rửa sạch lá dứa, đem cắt khúc rồi xay nhuyễn với nước. Sau đó lọc bỏ bã sẽ thu được phần nước cốt lá dứa có màu xanh đẹp mắt, dùng như phẩm màu tự nhiên. Nếu bạn không có máy xay, có thể giã nát rồi vắt lấy nước đều được.

Sau khi có nước cốt, bạn cho nước vào trộn chung với gạo nếp để đồ xôi hoặc nấu các loại bánh, thạch, cháo, súp, mứt,…Nhà ai có con nhỏ, chắc chắn bạn phải dùng ngay lá dừa để tạo màu sắc, hương thơm cho món ăn thêm hấp dẫn. Như vậy các bé mới thích thú với món ăn và có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

Bạn cần chú ý dù tạo màu hay tạo hương thơm cho món ăn, bạn nên dùng ở lượng vừa phải. Chỉ với một vài lá dứa đã đủ làm cho món ăn có mùi có vị có màu rất hấp dẫn rồi. Nếu dùng quá nhiều sẽ dẫn đến mùi vị quá nồng, gây khó chịu cho người thưởng thức.

la dua lam banh la la gi
Món ăn trở nên bắt mắt nhờ màu xanh lá dứa

Xem thêm: Dừa bánh tẻ để được bao lâu? 4 cách bảo quản mứt dừa bánh tẻ đúng chuẩn

Tác dụng của lá dứa đối với sức khỏe

Ngoài chức năng làm nguyên liệu trong nấu ăn, lá dứa còn được ứng dụng trong y học cổ truyền. Trở thành dược liệu chữa một số bệnh dân gian như tiểu đường, huyết áp,….Bạn cũng có thể dùng lá dứa để nấu nước xông cho phụ nữ mới sinh con.

Đối với y học cổ truyền

Lá dứa từ xa xưa đã được biết đến và sử dụng nhiều nhờ mùi hương đặc trưng và sự lành tính không chứa độc tố của loài cây này. Lá dứa được sử dụng để làm thảo dược, chuyên chữa các bệnh như ho, sốt, cảm mạo, phong hàn, phong thấp, bổ phế, đau nhức, đường huyết,…

Đối với y học hiện đại

Theo như phân tích của y học phương Tây, lá dứa chứa enzyme không bền và dễ bị oxy hóa tạo mùi thơm và cực kỳ an toàn cho sức khỏe. Ngoài ra lá dứa còn chứa nhiều chất xơ, alkaloid, glycosides, 2-acetyl-1-pyrroline, 3-metyl-2(5H)-furanone đều là chất bay hơi và tạo mùi thơm tự nhiên.

Lá dứa có thể chữa trị nhiều bệnh như:

  • Giải nhiệt, lợi tiểu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhất là người lớn tuổi. Bệnh nhân bị tiểu đường có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến cơ thể.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế lo âu, trầm cảm, có tác dụng an thần nhẹ
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp như đau nhức tứ chi, thấp khớp,…
  • Kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn
  • Giàu chất chống oxy hóa nên có khả năng làm đẹp da, trẻ hóa, làm mờ vết thâm nám, rạn da. Đồng thời ngăn ngừa và loại bỏ các tế bào xấu trong máu giúp ngừa ung thư hiệu quả.
la dua lam banh la la gi
Lá dừa làm bánh còn có tác dụng chữa bệnh tuyệt vời

Xem thêm: Cùi dừa bánh tẻ là gì? Phân biệt cùi dừa non, cùi dừa bánh tẻ và cùi dừa già

Tìm hiểu một số bài thuốc sử dụng lá dứa

  • Giúp chữa trị bệnh tiểu đường, hỗ trợ cân bằng đường huyết
    • Cách 1: Lá dứa đem phơi khô nhưng vẫn còn màu xanh diệp lục. Mỗi ngày bạn nấu 10 lá dứa với 2,5 lít nước. Đun sôi đến khi nước trong nồi còn 2 lít. Uống nước lá dứa trước bữa ăn 20 đến 30 phút. Kết hợp uống nước lá dứa như uống trà. Dùng liên tục trong 10 ngày. Cần chú ý ăn kiêng và tập thể dục để phát huy tối đa công dụng của nước lá dứa.
    • Cách 2: Lá nếp tươi rửa sạch, cho vào nồi ấm sắc thuốc nấu sôi rồi hạ lửa nhỏ. Nấu riu riu đến khi nước chuyển sang màu xanh. Dùng nước lá dứa uống thay nước lọc trong ngày để hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.
  • Bài thuốc cho người kém ăn, ăn không ngon: Dùng 10 gram lá nếp đun sôi với 3 ly nước lọc. Sắc nước lá dứa đến khi chỉ còn lại 1 chén. Uống 2 lần sáng tối.
  • Người bị hôi miệng: Bạn thỉnh thoảng nhai lá dứa, tinh dầu của lá dứa sẽ tạo mùi thơm giúp bạn giảm thiểu tình trạng hôi miệng.
  • Chữa đau nhức xương khớp, thấp khớp: Dùng 3 chiếc lá dứa đã rửa sạch đun sôi với nửa chén dầu dừa. Đợi hỗn hợp nguội, bạn thoa vào vùng bị đau nhức.
  • Người bị chuột rút: Dùng 5 lá dứa tươi sạch đun sôi với 3 chén nước, 5 hạt bạch đậu khấu và vài lát gừng. Đun trong 10 phút rồi rót ra ly, cho thêm đường rồi uống lúc còn nóng.
  • Giải nhiệt cơ thể, lợi tiểu: Chuẩn bị lá dứa đã rửa sạch, thái nhỏ rồi chia làm 2 phần bằng nhau. Một phần cho vào máy xay nhuyễn với nước, lọc bỏ bã chỉ thu nước cốt. Phần lá dứa còn lại cho vào nồi nước, đun nhỏ lửa đến khi sôi thì cho thêm ít đường phèn. Đường tan hết thì tắt bếp. Đợi nước thấy còn âm ấm thì cho nước cốt lá dừa vào. Đun nhỏ lửa đến khi sôi lại thì tắt bếp. Đợi hỗn hợp nguội hẳn mới uống.
la dua lam banh la la gi
Nước lá dứa uống thay nước lọc hàng ngày giúp điều trị tiểu đường, thanh nhiệt cơ thể
  • Điều trị cảm, sốt, phong hàn: Dùng lá dứa đã rửa sạch, đun sôi làm xông hơi để giải cảm, phong hàn.
  • Điều trị yếu dây thần kinh: Dùng 3 lá dứa rửa sạch, thái nhỏ rồi sắc thuốc với 3 bát nước. Sắc đến khi còn 2 bát. Bạn uống nước lá dứa khi còn nóng vào buổi trưa trong ngày.
  • Làm đẹp da: Thả một ít lá dứa vào bồn tắm rồi ngâm mình trong nước có lá dứa giúp bạn làm dịu các vết bỏng nắng, trẻ hóa hoa. Đồng thời giúp bạn có mùi hương nhẹ tỏa ra từ lá dứa.
  • Chăm sóc tóc:
    • Cách 1: Dùng 10 lá dứa rửa sạch, thái nhỏ rồi đun sôi với nước đến khi cạn dần. Để qua đêm để thu lại phần nước cô đặc. Hôm sau, bạn trộn nước lá dứa với 3 thìa nước trái nhàu. Dùng hỗn hợp mát xa da đầu và gội đầu để có mái tóc đen mượt.
    • Cách 2: Xay 7 đến 10 lá dứa với 1 chút nước. Lọc lấy nước cốt rồi thoa lên da đầu. Để yên trong 30 phút đến 1 tiếng thì gội lại với nước sạch để hỗ trợ trị gàu, mảng bám trên da đầu và ngăn rụng tóc.

Ngoài ra bạn có thể dùng lá dứa nấu cùng với các thảo dược thiên nhiên khác để nấu nước gội đầu, làm sạch gàu và mang lại mái tóc đẹp hoàn hảo.

la dua lam banh la la gi
Lá dứa nấu cùng thảo dược thiên nhiên để chăm sóc tóc

Lời kết

Trên đây là bài viết chia sẻ thông tin liên quan đến thắc mắc của nhiều người lá dứa làm bánh là lá gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích giúp bạn phân biệt được lá dứa và lá của quả dứa. Nhận biết được nhiều tên gọi khác nhau của lá dứa cũng như công dụng tuyệt vời từ loại lá này. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo của Mỹ Phương Food!

Thông tin liên hệ

Công ty TNHH Mỹ Phương Food

  • Địa chỉ:  Tổ 04, thôn Đại La – Xã Hòa Sơn – Huyện Hòa Vang – Thành phố Đà Nẵng
  • Hotline: 0935 062 199
  • Email : myphuongfood@gmail.com
  • Facebook : banhduanuongtopcoco
Bài viết liên quan